đọc tản văn NGƯỜI CHO ĐÃ KHÔNG NHỚ của Hoàng Việt Hằng

HVHằng chịu khó đi và viết. HVHằng viết về những người chị kính trọng, quý mến, viết về những người lao động, những người bất hạnh. HVHằng bộc lộ rõ tình cảm thái độ của chị trước con người và sự việc, hiện tượng xã hội. Đấy là điều rất đáng quý ở chị.

Hoàng Việt Hằng khi nào cũng được nhớ đến là một nhà thơ, dù chị viết khá nhiều tản văn, bình luận văn thơ, giới thiệu chân dung tác giả và khá nhiều mảng trong cuộc sống đời thường… Gần đây nhất – năm 2011, chị trình làng với cuốn tiểu thuyết đầu tiên của mình MỘT BÀN TAY THÌ ĐẦY. Một cuốn tiểu thuyết hay cụ thể hơn một cuốn truyện được viết từ chính cuộc đời tác giả – chân thực và cảm động. Chị lại vừa tập hợp các bài viết của mình in trong tập tản văn NGƯỜI CHO ĐÃ KHÔNG NHỚ – 2012.-  NXB Thanh niên.
Tản văn Người đã cho không nhớ gồm 43 bài chia làm 2 phần – phần1: Chân dung gồm 16 bài – phần 2: Ngàn dặm xa gồm 27 bài. Lướt qua các trang viết ta gặp được ở đó các nhà văn lớn, các nhà văn, nhà nghệ thuật nữ và một vài người chị gặp trong cuộc sống thường nhật. Cũng có những ấn tượng như khi đọc thơ Hoàng Việt Hằng, tản văn của chị đọc giản dị, chân thật và có những chi tiết cảm xúc bộc lộ khá cảm động. Dùng lại ngay những trang đầu chị viết về nhà văn Tô Hoài, với nhan đề bài Người cho đã không nhớ. Nhan đề của bài viết về nhà văn Tô Hoài được chọn làm nhan đề tập tản văn Người cho đã không nhớ thật ấn tượng. Nhà văn không nhớ. Mỗi chúng ta cũng nhiều khi đã cho mà không nhớ. Cái cho tự nhiên như thuộc tính bẩm sinh của con người. HVHằng viết : “Họ thường ngượng khi ai đó nhắc chuyện cho đi. Ông Tô Hoài hẳn cũng không ngoại lệ. Nhưng ông rất hay nhãng đi, có thể ông vẫn nhớ, có thể như ông vờ không nghe thấy cũng nên”

Nhà biên kịch Tào Mạt được viết đến ở giai đoạn cuối cuộc đời của ông. HVHằng là vợ nhà văn Triệu Bôn nên thật may mắn được gặp gỡ, gần gụi và có những kỷ niệm khó quên với nhiều nhà văn cùng thời với nhà văn Triệu Bôn. Chị có trong tay bút tích của ông Tào Mạt – 4 câu thơ như thâu tóm cả cuộc đời “ khiêm tốn của một người tài hoa
Sáu mươi ba xuân đi qua
Ngắn hơn tiếng đàn buồn

Từng trải qua bao nhiêu cuộc đánh trận
Chỉ để lại một tiếng nổ không vang
Với mỗi nhà văn, nhà nghệ thuật trong bức chân dung của HVHằng lại đem đến cho ta những nét riêng rất xúc động. Một Văn Linh với tiểu thuyết Tịnh Hà dấu yêu tập 1 vừa viết xong thì bị suy sụp vì bệnh tim, một người 2 lần chết, 3 lần vào Hội nhà văn, với 70 tác phẩm chỉ viết trên giấy có dòng kẻ. Một Phùng Quán trong tản văn của HVHằng với Câu chuyện mừng tuổi rượu, với chi tiết ghi nợ rượu độc đáo ghi dấu +, – lên vỏ cây xà cừ. “Môt nhà báo Phạm Phú Bằng không chỉ xê dịch liên tục, bỏ quên tuổi tác, mà dường như đi mới giúp ông thở sâu hơn thì phải”  HVHằng dành nhiều trang viết cho các nhà văn, nhà nghệ thuật nữ. Nhà văn Lê Minh- con gái út nhà văn Nguyễn Công Hoan. HVHằng viết về bà “ không ngừng viết và không ngừng đọc”. “Một nữ hoàng múa rối nước” Đặng Ánh Ngà “ từng mong có một kiếp khác nữa, nhất định chị lại chọn nghề múa rối”Chỉ có Nguyên Thị Thu Huệ là nhà văn được HVHằng chọn viết ở đây là trẻ nhất, rồi tiếp đến là nhà văn Lê Minh Khuê mà thôi. Các nhà văn khác khi được viết tới đều đã cao tuổi – 90, 80 và hơn 70 tuổi. Hình như với Hằng, chị hướng về họ là hướng về những tấm gương lao động nhà văn, lao động nghệ thuật miệt mài, không ngừng nghỉ. Một Lê Minh Khuê “ thấy bút lực lọc lõi, ghê gớm, chứ không giống như ngoài đời, chị hiền lành…. Một NSND Bạch Diệp “ sống thở bằng phim”. Một nhà văn Đoàn Lê “ bận rộn một núi việc nhưng phong cách lại ung dung”…

Phần chân dung có 4 bài những con người chị gặp trong những chuyến đi, trong cuộc sống thường nhật. Hình ảnh ta gặp ở đây là những người đàn bà với những hoàn cảnh rất thương tâm. Bằng những mẩu ghi chép ngắn, những dòng tâm sự nhỏ nhẹ, HVHằng đem đến cho bạn đọc những cảnh đời và cảm xúc nhân ái của chị. Một lời người khóc thuê, chân quê, vụng vê mà nghe xót xa: “ Nà, khi nhà bác có đám, nhớ nhắn tin cho em, em khóc cho giá rẻ giật mình, mà tang thương nữa, cho dù bác có khóc thật cũng còn nâu mới bằng được em, em khóc chuyên nghiệp, nâu lăm, có thương hiệu ở nàng bác ạ…”Hằng khéo chọn con người, sự việc để viết, để bộc lộ cảm xúc
Đọc hết tập gọi chung là tản văn của chị, tôi cứ phân vân. Thế nào là tản văn?
Có phải như ở đây khi là những mẩu ngắn, là một vài chi tiết về cuộc đời ai đó, chen mấy dòng nhận xét, triết lý về số phận, sự đời. trong các bài tản văn của chị. Ví như – “ chớ trêu thay có đám tang lớn, quan trọng, mà chẳng có vẻ gì quan trong với người nằm xuống”. Ví như – “ làm nghệ thuật phải có nhan cách lớn mà không phải ai cũng dễ dàng một lúc sớm ngộ ra” Ví như – “ đi để học cách văn hóa đi và nghĩ, thế thôi…” Trong tập tản văn này chị ta gặp nhiều câu có tính khái khát, đôi lúc như dăn dạy của chị

Có phải như những dòng chị nói với con, tựu như thư ngỏ gửi con – tâm sự mẹ con trước những kỷ niệm – “ hy vọng con biết trân trọng những kỷ niệm và biết ngoảnh lại bờ vai những ký ức tuổi thơ. Sợ nhất trong con người là không có ký ức tuổi thơ…”
Hay như – “Và heo may trở lại’lời kể của người phụ nữ bệnh nhân tim về người bác sĩ pháp y
Hay như – “ Đời người gió thổi heo may” chuyện về “người đàn bà hàng xóm duy nhất là ân nhân của tôi, là nước mắt tôi nhỏ xuông bên bà khi tôi trở về.”

HVHằng chịu khó đi và viết. HVHằng viết về những người chị kính trọng, quý mến, viết về những người lao động, những người bất hạnh. HVHằng bộc lộ rõ tình cảm thái độ của chị trước con người và sự việc, hiện tượng xã hội. Đấy là điều rất đáng quý ở chị. Trong lúc hiện nay nhiều người viết đánh bóng bằng chữ nghĩa, bằng lối diễn tả khó nắm bắt, chị vẫn thẳng thắn, bộc trực trong văn chương như chị vốn có ngoài đời. Nhưng như thế không có nghĩa là dừng lại ở đó. Mạch cảm xúc, dòng chảy ngôn từ, hiện thực và hư cấu, cụ thể và khái quát, điển hình…bao điều cần có ở ngòi bút văn xuôi, đòi hỏi khắt khe với người viết văn xuôi

Còn tản văn là gì? Viết tản văn phải như thế nào?
Đọc tập tản văn của HVHằng nói thật, định nghĩa về tản văn trong tôi cứ nghiêng ngả

Bài này đã được đăng trong Bình văn. Đánh dấu đường dẫn tĩnh.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s